TANABATA (七夕): Khám phá lễ Thất Tịch Nhật Bản đầy sắc màu

TANABATA - Khám phá lễ Thất Tịch Nhật Bản đầy sắc màu

Nhắc đến lễ hội truyền thống độc đáo và đặc sắc tại đất nước mặt trời mọc, du khách sẽ nhớ ngay đến Tanabata (七夕) – Lễ hội Thất Tịch Nhật Bản. Nếu có cơ hội tham gia và hòa mình vào những câu chuyện thần thoại xung quanh lễ hội này, không một ai có thể cưỡng lại sức hút đặc biệt mà Tanabata mang lại. Ở bài viết này, LABS Academy sẽ giới thiệu đến bạn ý nghĩa lễ hội Tanabata và cùng khám phá xem người Nhật thường làm gì, ăn gì vào ngày này nhé!

Nguồn gốc lễ hội Tanabata ở Nhật Bản

Tanabata là gì? Nguồn gốc lễ hội Tanabata Nhật Bản
Nguồn gốc lễ hội Thất Tịch Nhật Bản

Tanabata là gì và nguồn gốc của lễ hội này luôn là câu hỏi được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Thực chất, Tanabata (七夕) là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản. Lễ hội Tanabata Nhật Bản được tổ chức định kỳ vào ngày 7 tháng 7 hàng năm.

Nếu tại Trung Quốc, người ta thường nhớ đến câu chuyện buồn của Ngưu Lang – Chức Nữ thì tại Xứ sở hoa anh đào, lễ Thất Tịch lại lưu truyền về câu chuyện của người con gái tên Orihime – người dệt nên dải ngân hà với mối tình ngọt ngào cùng chàng trai chăn cừu Hikoboshi.

Truyền thuyết Tanabata tương truyền rằng, Orihime là một cô công chúa xinh đẹp, con gái của Ngọc hoàng Thượng Đế. Nàng sống trên bầu trời phía Đông và có tài năng dệt vải. Trong khi đó, Hikoboshi lại là một chàng trai chăn cừu tốt bụng và thường thả cừu ở bên kia sông Thiên Lý. Thiên Đế đã sắp xếp cho 2 người gặp nhau và tác hợp để nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, vì quá đắm mình trong tình yêu mà cả hai lơ là vào công việc khiến Ngọc Hoàng nổi giận và quyết định chia cắt tình cảm lứa đôi. Sau này, để cho cả hai có cơ hội tương phùng, Orihime và Hikoboshi được phép gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7 tháng 7.

Tanabata Matsuri ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa lễ Thất Tịch Nhật Bản
Ý nghĩa lễ hội Tanabata Matsuri ở Nhật Bản

Ý nghĩa lễ hội Tanabata Nhật Bản không chỉ là một dịp để kỷ niệm câu chuyện tình yêu của Orihime và Hikoboshi, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về việc truyền tải ước nguyện và hy vọng của con người. Vào ngày này, những người yêu nhau cũng sẽ đến đền thờ để cầu nguyện bên nhau trọn đời, những ai cô đơn sẽ cầu nguyện mong sớm tìm thấy ý trung nhân.

Ngoài ra, ngày lễ Thất Tịch Nhật Bản là dịp để người dân Nhật tưởng nhớ về ông bà tổ tiên và những người không may qua đời vì thiên tai cũng như mong cầu về một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Đây cũng là thời điểm để mọi người được tụ họp, vui chơi và tận hưởng không khí lễ hội sôi động.

Những vật trang trí đặc trưng trong ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản

Trong lễ hội Tanabata Matsuri, mỗi vật dụng trang trí đều tượng trưng cho một khía cạnh của đời sống. Nếu bạn đã từng tham dự ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản, có lẽ không khó để nhìn thấy những vật trang trí đặc trưng sau đây:

Tanzaku – Giấy màu ngũ sắc đặc trưng của Tanabata

Tanzaku - Giấy màu ngũ sắc đặc trưng của Tanabata
Tanzaku – Giấy màu ngũ sắc

Tanzaku là một thẻ giấy màu ngũ sắc thường dùng để trang trí nhánh trúc nhỏ trong ngày Tanabata. Theo đó, người Nhật sẽ viết những điều mình ước nguyện vào các “tanzaku” và treo lên các cành trúc với mong muốn điều ước sớm thành hiện thực. Với ý nghĩa may mắn này mà cây trúc Tanabata thường được đặt tại trường học, các công viên và những nơi công cộng khác, tạo nên không khí vui tươi đầy màu sắc. Sau khi kết thúc lễ hội, cây trúc và đồ trang trí sẽ được đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đốt đi.

Orizuru

Hạc giấy Orizuru lễ hội Tanabata Nhật Bản
Hạc giấy Orizuru

Orizuru là vật trang trí đẹp mắt không thể thiếu trong lễ Tanabata, chúng là những con hạc giấy nhỏ xinh được gấp tỉ mỉ từ giấy origami. Chim hạc đại diện cho sự sống và trường thọ, do đó mà người Nhật gấp rất nhiều hạc giấy và nối chúng lại bằng sợi chỉ rồi treo lên cành tre. Ngoài ra, họ còn dán lên những sợi giấy trên cột Fukinagashi với mong muốn cầu mong cơ thể khỏe mạnh.

Kinchaku

Túi đựng tiền lễ Thất Tịch Nhật Bản - Kinchaku
Túi đựng tiền Kinchaku

Đối với người Nhật, bên cạnh mùa màng, công việc thì cầu nguyện về tiền tài cũng quan trọng không kém. Đó là lý do mà Kinchaku – đại diện cho túi đựng tiền trở thành vật dụng trang trí nhất định phải có. Món đồ này được mọi người gấp cẩn thận bằng giấy Origami với mong muốn công việc kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Kamiko

Búp bê Kamiko lễ hội Tanabata
Búp bê Kamiko

Kamiko là loại búp bê bằng giấy mặc áo Kimono thực hiện song song 2 nhiệm vụ. Bao gồm nguyện cầu cho ngành nghề dệt may phát triển và có khả năng gánh chịu mọi tai ương, thảm họa, bệnh tật cho con người.

Fukinagashi

Cột giấy lớn Fukinagashi
Cột giấy lớn Fukinagashi

Fukinagashi là những cột giấy lớn, tượng trưng cho những sợi chỉ may mắn của nữ thần may vá – công chúa Orihime. Fukinagashi bao gồm một quả bóng bằng giấy được bố trí phía trên, xung quanh là những dải giấy in hoa dài rủ xuống phía dưới. Fukinagashi đại diện cho ước nguyện phát triển bền vững của ngành dệt may và thủ công.

Người Nhật ăn gì trong lễ Thất Tịch Nhật Bản?

Trong ngày lễ thất tịch ở Nhật Bản, người Nhật có một số món ăn đặc trưng tạo nên nét truyền thống của lễ hội này. Dưới đây là một số món ăn phổ biến trong lễ hội Tanabata:

Mì Somen – Món ăn truyền thống lễ hội Tanabata

Mì Somen - Món ăn truyền thống lễ hội Tanabata
Mì Somen dùng trong lễ hội Thất Tịch Nhật Bản

Bạn có nhiều sự lựa chọn về món ăn Nhật Bản nhưng riêng ngày lễ Thất Tịch thì không thể bỏ qua mì Somen. Đây là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sau khi qua Nhật lại sử dụng nguyên liệu lúa mì để chế biến sao cho phù hợp khẩu vị và thời tiết. Người Nhật tin rằng được thưởng thức món ăn này trong ngày Tanabata là điều may mắn vì nó giúp tiêu trừ ốm đau, bệnh tật.

Món ăn chế biến từ măng, tre

Lễ Thất Tịch Nhật Bản thường ăn các món ăn chế biến từ măng, tre
Các món ăn chế biến từ măng, tre

Theo người dân nơi đây, trong hốc tre có vị thần trú ngụ, giúp diệt khuẩn và xua đuổi tà ma. Vì lẽ đó mà những món ăn chế biến từ măng, tre luôn được ưu tiên vào dịp Tanabata. Chẳng hạn như bánh bao nhân ngọt gói lá tre hoặc ăn cơm với các món măng đều tốt cho sức khỏe và mang lại điều tốt lành.

Các món ăn được trang trí hình ngôi sao

Các món ăn được trang trí hình ngôi sao
Các món ăn được trang trí hình ngôi sao

Nếu nhận thấy nhiều gia đình chuẩn bị món ăn trang trí hình ngôi sao thì ngay lập tức nhận biết lễ Thất Tịch Nhật Bản sắp đến gần. Những món ăn được trang trí bằng đậu bắp cắt nhỏ, thạch hoặc trái cây ngôi sao đều tượng trưng cho nguyện ước được gửi gắm đến các vì sao trên bầu trời.

Các sự kiện nổi tiếng trong lễ hội Tanabata Matsuri

Không chỉ có vật dụng trang trí và đồ ăn, lễ hội Tanabata Matsuri còn là dịp để người dân hòa mình vào không khí của những sự kiện hấp dẫn. Dưới đây là những sự kiện nổi bật trong lễ Thất Tịch Nhật Bản mà bạn nên tham khảo:

Sự kiện Ánh sáng dải Ngân Hà (Amanogawa Illumination)

Sự kiện Ánh sáng dải Ngân Hà
Sự kiện Ánh sáng dải Ngân Hà

Amanogawa Illumination là sự kiện chiếu sáng nổi bật được thực hiện bên trong tháp Tokyo. Đây là lúc người dân được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bầu trời đêm trên dải Ngân hà được mô phỏng bằng những bóng đèn LED lấp lánh. Những ánh sáng này sẽ thay đổi liên tục từ màu trắng sang 7 màu khác, giúp người dân có cảm giác như bầu trời đầy sao đang chuyển động thật.

Lễ hội cầu nguyện Tanabata

Lễ hội cầu nguyện Tanabata
Lễ hội cầu nguyện

Lễ hội cầu nguyện là sự kiện nổi tiếng tại Nhật Bản được tổ chức hằng năm vào ngày 7 tháng 7 tại đền thờ thần Tokyo Daijingu (東京大神宮). Đúng như tên gọi của nó, người dân đến tham dự lễ hội này chỉ với một mục đích duy nhất là cầu nguyện điều bình an và xin xóa bỏ vận xui rủi. Đặc biệt, nếu đăng ký trước khi đến đây, bạn còn có cơ hội nhận được bùa may mắn Tanabata cùng nhiều món quà lưu niệm ý nghĩa.

Thắp sáng cây Tre nguyện ước tổ chức tại Đền Kifune

Thắp sáng cây Tre nguyện ước trong lễ hội Tanabata Matsuri
Thắp sáng cây Tre nguyện ước

Đây là một sự kiện quan trọng trong lễ hội Tanabata Matsuri được tổ chức tại đền Kifune – chốn linh thiêng trong truyền thuyết và tín ngưỡng. Người dân sẽ tham dự sự kiện này khi trời tối, họ sẽ thực hiện thắp đèn chiếu sáng cây Tre nguyện ước bằng các đèn lồng màu sắc, tạo ra một cảnh quan lộng lẫy và rực rỡ. Thắp sáng cây Tre nguyện ước tổ chức tại Đền Kibune mang ý nghĩa truyền tải những mong ước của người dân lên trời, hy vọng rằng chúng sẽ được lắng nghe và trở thành hiện thực.

Lễ hội Sao (The Star Festival)

Lễ hội Sao trong Tanabata
Lễ hội Sao

Lễ hội Sao, hay còn được gọi là The Star Festival, là một trong những sự kiện ánh sáng được tổ chức tại Tháp Fukuoka vào dịp lễ Tanabata. Lễ hội được thực hiện với mục đích kỷ niệm câu chuyện tình yêu giữa Orihime và Hikoboshi – hai ngôi sao Vega và Altair. Đến với lễ hội Sao, bạn không chỉ được xem pháo hoa, diễn hát truyền thống, tham gia các trò chơi vui nhộn mà còn cảm nhận những giây phút lãng mạn và tưởng nhớ về tình yêu nam, nữ. Đây là dịp đặc biệt để bạn được kết nối với thiên nhiên và tưởng nhớ về câu chuyện tình yêu truyền thống.

Bài viết trên đây LABS Academy đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về nguồn gốc, ý nghĩa và những hoạt động thú vị của Tanabata – Lễ Thất Tịch Nhật Bản. Nếu có cơ hội ghé thăm Nhật Bản vào kỳ nghỉ hè, bạn nhất định phải tham gia những hoạt động đầy hấp dẫn của lễ hội mùa hè và đừng quên gửi gắm những điều mình ước nguyện nhé! Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị trên hành trình khám phá vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *